Gỗ Lim là gì? Vì sao gỗ Lim lại được ứng dụng trong đời sống
Gỗ Lim từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc đối với những ai hiểu biết về lĩnh vực gỗ. Đây cũng là loài gỗ quý có giá trị thẩm mỹ cao nhưng đang ngày càng trở nên khan hiếm.
Gỗ Lim thực chất gồm rất nhiều loại khác nhau nhưng tất cả đều có đặc tính là thường mọc nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt gỗ Lim tập trung đông ở các quốc gia Đông Nam Á. Loại gỗ này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà chất lượng còn được đánh giá cao. Do đó trong các công trình xây dựng hay đồ nội thất cao cấp đều có sự góp mặt của gỗ Lim.
===>> Xem thêm: Mua bán gỗ gõ giá rẻ
Gỗ Lim là gì?
Gỗ Lim tên tiếng Anh Ironwood (Tali) là tên gọi chung của nhiều loại gỗ như Lim đỏ, Lim xanh, Lim Nam Phi….. Trong đó phổ biến nhất ở Việt Nam là gỗ Lim xanh tên khoa học Erythrophleum Fordii thuộc họ Fabaceae. Đây cũng là 1 trong 4 loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết gồm định, lim, sến và táu. Gỗ Lim cũng thuộc nhóm II trong những loài gỗ quý hiếm.
Gỗ Lim nằm trong nhóm II các loại gỗ quý hiếm
Về ngoại hình gỗ Lim thuộc loài thực vật gỗ lớn, chiều cao có thể đến 30m đối với cây trưởng thành. Thân cây thẳng đứng, vỏ màu nâu nhạt khi bong ra sẽ có lớp vỏ trong màu nâu. Lá với hoa giống cây xoan đào nhưng thuôn dài hơn. Thân gỗ Lim nặng, cứng với các đường vân gỗ hình xoắn, chịu lực nén tốt. Vòng đời sinh trưởng của gỗ Lim chia thành 2 giai đoạn cây non với cây trưởng thành. Gỗ Lim có mùi hắc khó chịu nhưng không độc hại.
Cây gỗ Lim non ưa bóng râm còn cây trưởng thành thích ánh sáng. Quá trình phát triển chậm và cây thường mọc ở các khu vực khí hậu nhiệt đới. Do đó gỗ Lim thường được tìm thấy ở Việt Nam, các quốc gia Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan. Gỗ Lim thường sinh trưởng tập trung theo 1 khu vực hoặc mọc lẻ. Nhưng các cây gỗ Lim sống lẻ thường có phân tầng thấp hơn với cành non màu xanh lục.
Phân loại gỗ Lim
Tại thị trường Việt Nam có gỗ Lim trong nước và gỗ Lim nhập khẩu. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng. Hiện nay ở Việt Nam phổ biến 4 loại gỗ Lim: gỗ Lim Nam Phi, gỗ Lim Lào, gỗ Lim xẹt và gỗ Lim xanh. Trong đó gỗ Lim Lào với Nam Phi là 2 loại phổ biến nhất ở nước ta.
Gỗ Lim xanh
Gỗ Lim Xanh còn được gọi với tên khác là Lim ta. Trong thế giới gỗ quý hiếm thì gỗ Lim xanh thuộc nhóm II. Lim xanh cũng là loại gỗ phổ biến nhất tại Việt Nam. Khi còn non Lim xanh có màu vàng nâu nhưng trưởng thành sẽ chuyển sang vàng đen, dác gỗ màu xám. Sau khi chặt phần lõi gỗ Lim xanh sẽ chuyển từ vàng sang nâu.
Cách nhận biết Lim xanh khá đơn giản. Gỗ Lim xanh có dăm gỗ khá thô. Nếu ngâm lâu dưới bùn thì chuyển dần từ nâu sang đen. Thớ gỗ xoắn chéo đẹp và lạ mắt. Do đó nhiều người dễ nhầm lẫn gỗ Lim xanh với Lim đen. Gỗ Lim xanh thường được dùng làm cửa, lót sàn hoặc ứng dụng trong các công trình thủy lợi.
Gỗ Lim Lào
Gỗ Lim Lào có chất lượng cao, khả năng chịu lực vượt trội. Đặc biệt Lim Lào chịu nhiệt rất tốt, chắc chắn không lo bị mối mọt. Thông thường gỗ Lim Lào được sử dụng cho các công trình thủy lợi như cầu cống, tà vẹt. Hoặc Lim Lào cũng được áp dụng cho các đồ kiến trúc, đồ nội thất gia đình. Lim Lào sau khi phun màu sẽ sáng bóng hơn, vân gỗ mịn. Nếu chưa sơn thì gỗ Lim Lào sẽ có màu đỏ đậm. Khối lượng riêng của loại gỗ này nặng hơn Lim khác nên giá cũng cao hơn.
Gỗ Lim Nam Phi
Gỗ Lim Nam Phi thuộc họ Fabaceae nằm trong nhóm tứ thiết của các loài gỗ ở Việt Nam. Hiện có 5 loại gỗ Lim Nam Phi gồm Lim R, Lim Congo, Lim Alpi, Lim BDA, Lim Trung Quốc và Lim IHC. Lim Nam Phi có độ bền cao, cứng chắc và không dễ biến dạng. Vân gỗ kiểu xoắn đẹp không dễ nứt nẻ hoặc cong vênh. Thân gỗ cứng chắc, màu nâu nhạt chuyển dần nâu đậm khi tiến vào phần lõi.
Gỗ Lim Nam Phi độ bền cao, cứng chắc, không dễ biến dạng
Gỗ Lim Nam Phi đặc biệt bền bỉ theo thời gian với đa dạng màu sắc, mẫu mã phù hợp với nhiều phong cách khác nhau. Do đó loại gỗ này rất được ưa chuộng làm đồ nội thất gia dụng. Khối lượng gỗ Lim Nam Phi nhẹ hơn những loại Lim khác thích hợp cho việc gia công, di chuyển. Tất cả các loại gỗ Lim Nam Phi đều là thuộc dòng gỗ tự nhiên.
Gỗ Lim xẹt
Gỗ Lim xẹt hay còn gọi là gỗ Lim vang thuộc họ Fabaceae, tên khoa học Peltophorum tonkinensis. Chất lượng gỗ Lim xẹt khá tốt nên thường được dùng để sản xuất đồ nội thất, gia dụng và giao thông vận tải. Phần giác lõi hông Lim xẹt có sự khác biệt về màu sắc so với các loại gỗ khác ( xen kẽ giữa màu nâu và vàng xám). Loại gỗ này có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ ở những khu vực khí hậu nhiệt đới. Do đó tại Việt Nam sẽ thấy gỗ Lim xẹt được trồng rất nhiều.
Ưu điểm của Lim xẹt là phần thớ mịn, không dễ bị mối mọt hay cong vênh. Do đó đồ đạc làm từ gỗ này đều được bảo quản tốt. Khác với những gỗ Lim khác, Lim xẹt thuộc nhóm V. Khối lượng riêng của Lim xẹt cùng độ cứng ở mức trung bình. Mùi hương của Lim xẹt lại khác hắc. Cụ thể khi gia công gỗ Lim xẹt làm đồ nội thất hay công trình xây dựng mùi mùn cưa gỗ sẽ gây khó chịu cho người xung quanh.
Ưu nhược điểm của gỗ Lim
Ưu điểm của gỗ Lim
Gỗ Lim có giá trị thẩm mỹ cao nhìn đẹp và sang trọng
– Gỗ Lim được yêu thích bởi độ cứng chắc chắn, độ bền cao giúp kéo dài tuổi thọ. Do đó những sản phẩm được làm từ gỗ Lim không chỉ đẹp mà còn sử dụng lâu dài, dễ dàng bảo quản.
– Giá trị thẩm mỹ của gỗ Lim được đánh giá rất cao. Bề mặt gỗ đa số có nhiều đường vân gỗ hình xoắn mềm mại vừa đẹp lại sang trọng.
– Cấu trúc bên trong của gỗ Lim cực kỳ chắc chắn giúp nó chịu được các tác động mạnh từ bên ngoài.
– Khả năng chống mối mọt cực kì ấn tượng. Đặc biệt gỗ Lim chống mối mọt tốt hơn gỗ xoan đào.
– Các đường vân gỗ của gỗ Lim không chỉ đẹp mà còn rất bền theo thời gian. Do loại gỗ này ít bị cong vênh hay biến dạng khi được bảo quản trong môi trường ổn định.
Nhược điểm của gỗ Lim
– Gỗ Lim cũng có những nhược điểm mà các loại gỗ tự nhiên đều có. Cụ thể mùi gỗ hắc, không thơm giống các loại gỗ khác. Thậm chí gỗ Lim có thể gây dị ứng cho người trực tiếp tiếp xúc đặc biệt là khi chưa xử lý hóa học.
– Việc chế tác gỗ Lim khá phức tạp và cầu kỳ do cấu trúc gỗ cứng chắc. Do đó nếu muốn tạo ra đồ nội thất từ gỗ Lim đẹp từng chi tiết thì người nghệ nhân phải có trình độ cao. Họ không chỉ giỏi tay nghề mà còn phải tiêu hao nhiều công sức, thời gian. Vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi các sản phẩm từ gỗ Lim đều có giá thành đắt đỏ hơn bình thường.
– Một nhược điểm khác của gỗ Lim chính là dễ chuyển đen nếu ngâm lâu trong bùn. Đặc biệt là khi không được xử lý kỹ thuật tốt gỗ Lim dễ bị xấu xí làm giảm giá trị thẩm mỹ.
– Vì các đặc tính quý giá mà gỗ Lim thường được bán với giá rất cao. Hơn nữa đa số mọi người đều có xu hướng chọn gỗ Lim làm đồ nội thất cao cấp. Từ đó giá trị gỗ Lim ngày càng nâng cao nên dần dần khan hiếm hơn.
Giá tiền của gỗ Lim?
Hiện nay gỗ Lim ngày càng trở nên khan hiếm do sự khai thác quá mức và nhu cầu lớn từ người tiêu dùng. Tại Việt Nam gỗ Lim đa số được trồng ở Tây Nguyên nhưng số lượng cũng không nhiều. Đặc biệt vì đây là cây gỗ lâu năm nên khi trồng lại yêu cầu rất nhiều công sức, thời gian. Do đó tại Việt Nam gỗ Lim nhập khẩu đang được nhiều khách hàng quan tâm. Gỗ Lim nhập đến từ nhiều nước như Nam Phi, Lào hay Campuchia.
Nếu so với gỗ Lim Việt Nam thì gỗ Lim nhập khẩu có giá thành thấp hơn. Ngoài ra giá thành các loại gỗ Lim cũng có sự chênh lệch tùy vào tuổi thọ của gỗ. Thực tế giá gỗ Lim còn tùy thuộc từng thời điểm trong năm. Đặc biệt vì tình trạng hiện nay gỗ Lim đang dần quý hiếm nên giá thành ngày càng tăng cao.
Gỗ Lim Nam Phi có giá tầm 18.000.000 – 20.000.000 VNĐ/m3. Gỗ Lim xanh có giá thành khá cao so với các loại gỗ khác. Giá bán của Lim xanh dao động từ 25.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ/m3. Mức giá này được đánh giá là hoàn toàn tương xứng với chất lượng của gỗ Lim xanh. Trong khi đó gỗ Lim Lào có giá thành tầm 25.000.000 – 30.000.000 VNĐ/m3. Gỗ Lim Việt Nam có giá bán dao động từ 20.000.000 – 25.000.000 VNĐ /m3.
Gỗ Lim tròn có giá thành từ 14.000.000 – 17.000.000 VNĐ /m3 tùy vào đường kính, thương hiệu. Cụ thể gỗ Lim tròn đường kính càng lớn thì giá trị càng cao. Gỗ Lim hộp 4 phân và 6 phân giá dao động từ 24.000.000 – 27.000.000 VNĐ m3. Gỗ Lim thành khí thì có giá bán từ 38.000.000 – 41.000.000 VNĐ/m3.
Ứng dụng của gỗ Lim
Gỗ Lim thường được dùng làm đồ nội thất vì đẹp và chất lượng
Gỗ Lim có đặc tính rất cứng, nặng chắc và độ bền cao. Chúng thuộc nhóm gỗ quý với ưu điểm không bị mối mọt tấn công. Với đặc tính này gỗ Lim thường được chọn để đóng thuyền hoặc làm cửa, kèo, cầu thang, xà…. Ngoài ra vì gỗ Lim không bị biến dạng, nứt nẻ hay cong vênh dù thời tiết thay đổi nên cũng được làm lát sàn hoặc lát cầu thang. Ngoài ra gỗ Lim còn được chọn để làm lục bình gỗ, sàn gỗ, phản gỗ hoặc bàn ghế….
Mặc dù gỗ Lim được ưu tiên cho các sản phẩm chịu lực nhưng đồ nội thất gia dụng lại ít thấy loại gỗ này. Cụ thể là giường ngủ, tủ quần áo…. thì đều ít thấy cái tên gỗ Lim xuất hiện. Điều này xuất phát từ quan niệm xưa. Cụ thể nhiều người thợ khi chế biến gỗ Lim dễ bị dị ứng với mùi hắc từ gỗ. Do đó họ cho rằng gỗ Lim có độc tố. Nhưng vì cứng nên khi cưa gỗ Lim các mạt gỗ rất nhỏ sẽ bay theo không khí gây dị ứng mũi. Cách tốt nhất là xử lý gỗ đúng kỹ thuật
Ngoài ra theo quan niệm tâm linh gỗ Lim thường được sử dụng trong đình chùa, các công trình tôn giáo. Sau khi có biến động thì các công trình này sẽ bị phá hủy. Khi đó nguyên liệu gỗ Lim từ các công trình rất có khả năng được tận dụng lại. Nhiều người tin rằng nếu dùng loại gỗ Lim này làm đồ gia dụng sẽ không mang đến điều tốt cho người dùng.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến gỗ Lim giúp nhiều người hiểu rõ hơn về loại gỗ quý giá này. Với những ưu điểm kể trên gỗ Lim xứng đáng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên trước nhu cầu quá lớn từ người tiêu dùng và khai thác không khoa học, gỗ Lim đang dần khan hiếm. Do đó giá thành gỗ Lim tin chắc sẽ càng tăng cao trong tương lai. nếu quý khách có nhu cầu mua bán gỗ có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi số điện thoại trên website để được giá tốt nhất
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.