Thường thì bạn chỉ nghe các nhà cung cấp giới thiệu cho mình là vách ngăn vệ sinh MDF chứ chắc hẳn là bạn không biết cụ thể về cái tên MDF là gì. MDF là tên viết tắt cho cụm từ Medium Density Fiberboard, nói về một loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ các loại gỗ vụn kết hợp với keo kết dính, chất bảo quản gỗ, parafin wax và bột độn vô cơ. Các tấm vách ngăn làm từ tấm gỗ MDF có độ bền và độ chịu lực tốt, màu sắc vân gỗ tự nhiên rất đẹp và sang trọng.
Tìm hiểu về quy trình sản xuất vách ngăn vệ sinh mdf
Đối với các sản phẩm vách ngăn vệ sinh mfc, compact hay formica đều được sản xuất từ một quy trình chính thì vách ngăn vệ sinh mdf lại nổi trội hơn với hai quy trình sản xuất là quy trình ướt và quy trình khô.
Quy trình ướt
Đây là quy trình sản xuất đặc biệt, bột gỗ thay vì được trộn với các nguyên liệu khác sau khi nghiền thì lại trải qua bước phun nước để làm ướt trước để tạo các phần gỗ vón thành dạng vẩy. Tiếp đến các phần gỗ đó sẽ được rải lên các mâm ép để bắt đầu công đoạn nén nhiệt để cho ra các tấm gỗ sơ bộ trước. Cuối cùng các tấm gỗ sẽ được nén chặt hai mặt và hút hết nước dư nhờ cán hơi- nhiệt.
Quy trình khô
Đây là quy trình thông dụng và phổ biến nhất. Các bột gỗ đã được nghiền nát sẽ đem trộn trực tiếp với các loại keo dán cùng phụ gia rồi mới đem sấy. Các bột gỗ đã dính keo sẽ được đem vào máy rãi theo từng tầng dựa vào độ dày của tấm gỗ muốn làm ra. Sau đó các tầng gỗ này sẽ được chuyển qua máy ép nhiệt để nén ép thành các tầng lại với nhau tạo ra được thành phẩm vách ngăn cuối cùng. Quá trình hút hơi nước và làm khô các loại keo dán là công đoạn quan trọng để giúp tấm vách ngăn được cứng chắc.
Vách ngăn vệ sinh mdf được ứng dụng làm gì?
Tùy thuộc vào quy trình sản xuất cũng như các nguyên liệu gỗ và keo kết dính, hóa chất công nghiệp mà các sản phẩm vách ngăn vệ sinh mdf sau khi làm ra sẽ được sử dụng cho các nhu cầu riêng, phù hợp với từng ứng dụng riêng. Vách ngăn có thể được dùng để làm đồ trang trí nội thất. Nếu các tấm vách ngăn có khả năng chịu nước thì dùng cho các công trình ngoài trời hay các khu vệ sinh ẩm thấp cao. Lựa chọn vách ngăn có bề mặt trơn bóng hay không trơn là tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tuy nhiên, lựa chọn vách ngăn có bề mặt trơn sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và công sức cho việc sơn lớp bề mặt. Hơn nữa, vách ngăn bề mặt trơn sẽ có lớp bảo vệ chống được các tác hại xấu của môi trường.